Quy trình ghép Implant và những điều cần biết
*Quy trình cấy ghép implant là một trong những chủ đề mà rất nhiều người bệnh thắc mắc khi đang có nhu cầu trồng răng. Quy trình trồng răng cũng bắt đầu từ thăm khám tổng quát tình trạng răng nướu hiện tai của người bệnh và từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp. Hãy cùng theo dõi quy trình cấy ghép implant trong bài viết dưới đây
Quy trình cấy ghép implant là kỹ thuật dùng trụ Implant bằng Titanium để thay thế chân răng và thân răng sứ bên trên để khôi phục lại răng mất. Trụ Implant sẽ được cắm ghép vào mô xương hàm nơi răng bị mất trước đó, sau một thời gian để trụ Implant và xương hàm tích hợp vào nhau thì răng sứ sẽ được phục hình lên trên trụ Implant thông qua khớp nối Abutment, tạo thành một chiếc răng giả mới hoàn chỉnh với cấu tạo và chức năng không khác gì răng thật tự nhiên.
Phẫu thuật cấy ghép implant có thể được thực hiện trong một số bước tùy thuộc vào loại cấy ghép mà bạn nhận được và sức khỏe của xương hàm. Quá trình này đòi hỏi xương hàm phải hàn gắn chặt quanh khu vực cấy ghép nha khoa, (được gọi là osseointegration) đồng hóa hiệu quả nó vào đường viền nướu như thể đó là một chiếc răng tự nhiên. Các mô cấy được đặt trong phẫu thuật trong xương hàm và đóng vai trò là gốc rễ của răng nhân tạo đang được thực hiện. Titanium thường được sử dụng cho thủ tục này vì nó hợp nhất với mô cấy với xương hàm, giữ vững và không bị phân rã như một số loại cầu nối.
TẠI SAO BẠN NÊN CẤY GHÉP IMPLANT ?
*Có nhiều lý do để cấy ghép răng: bạn bị thiếu một hoặc nhiều răng; xương hàm của bạn đủ mạnh để thực hiện thủ thuật; bạn không thể (hoặc không muốn) đeo răng giả; hoặc bạn có một trở ngại về giọng nói có thể được cải thiện bằng cách thêm một hoặc nhiều cấy ghép nha khoa vào đường viền nướu của bạn.
*Giống như với bất kỳ thủ tục y tế, có những rủi ro liên quan đến phẫu thuật cấy ghép nha khoa. Mặc dù các vấn đề hoặc biến chứng là hiếm, nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép, điều này có thể dẫn đến các vấn đề khác sau này.
*Các biến chứng khác có thể xảy ra từ phẫu thuật cấy ghép nha khoa bao gồm tổn thương răng xung quanh hoặc tổn thương thần kinh ở răng, môi hoặc nướu lân cận. Nếu bạn đang thảo luận về khả năng cấy ghép nha khoa với nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng, họ sẽ thảo luận về những rủi ro này và giải quyết mối quan tâm của bạn trước khi thực hiện.
CẤY GHÉP IMPLANT – CÔNG NGHỆ PHỤC HÌNH RĂNG GIẢ VỚI NHỮNG ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI
-Hiện nay, phương pháp và quy trình cấy ghép implant được rất nhiều khách hàng lựa chọn bởi ngoài việc phục hình răng bị mất hiệu quả, kỹ thuật này còn mang nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục hoàn toàn những khuyết điểm với những phương pháp trồng răng truyền thống khác.
✧ Trồng răng Implant có tính thẩm mỹ cao, răng giả giống như răng thật
✧ Răng implant sau khi được cấy ghép có màu sắc, độ bóng, hình dáng giống như răng thật, hoàn toàn sẽ không phát hiện khi nhìn bằng mắt thường.
✧ Trồng răng Implant có tuổi thọ dài lâu, ăn nhai như thật
✧ Răng Implant được thiết kế và chế tạo từ vật liệu rất bền vững là Titanium, có khả năng tích hợp tốt với xương ổ răng cùng nướu một cách nhanh chóng, sử dụng trong thời gian dài cũng không bị biến chất, không bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng. Vì thế răng implant có độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, đảm bảo khả năng ăn nhai bình thường như răng thật sau khi trồng.
✧ Trồng răng Implant không gây ảnh hưởng đến các răng khác
✧ Răng implant được cấy ghép tồn tại độc lập như một chiếc răng thật trên cung hàm, không gây ảnh hưởng đến các răng khác và cũng không cần tác động đến cấu trúc răng như những phương pháp khác.
✧ Trồng răng Implant ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm
✧ Hiện tượng tiêu xương răng là vấn đề thường thấy sau khi bị mất răng một thời gian. Tiêu xương dẫn đến hiện tượng tụt nướu, nướu mất cân đối, gây teo quai hàm khiến má bị hóp, khuôn mặt trở nên già hơn so với tuổi thật.
Tuy nhiên, cấy ghép Implant thì lại là cách trồng răng duy nhất hiện nay có thể hạn chế đến mức tối đa hiện tượng tiêu xương.
ĐỐI TƯỢNG THÍCH HỢP ĐỂ CẤY GHÉP IMPLANT
Kỹ thuật trồng Implant mang lại hiệu quả cải thiện tốt như mong đợi cho khách hàng trong các trường hợp sau:
✧ Mất 1 răng hoặc mất nhiều răng.
✧ Mất răng toàn hàm, có thể 1 hàm hoặc cả 2 hàm.
✧ Mới bị mất răng hoặc đã mất răng lâu ngày.
QUY TRÌNH TRỒNG IMPLANT HIỆU QUẢ & AN TOÀN TẠI NHA KHOA HẠNH NGUYÊN.
Quy trình trồng implant tại Nha Khoa Hạnh Nguyên
Đến với Nha Khoa catarina, quy trình cấy ghép răng implant được thực hiện một cách an toàn, khoa học, tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Bộ Y tế theo những bước cơ bản sau:
✧ Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa Implant khám & tư vấn giải pháp tối ưu: phương án cấy ghép tốt nhất, tiết kiệm chi phí, an toàn và sử dụng dài lâu.
✧ Bước 2: Nếu khách hàng đồng ý với kế hoạch cấy ghép implant, bác sĩ sẽ là lên lịch hẹn trồng răng implant dựa trên thời gian, mong muốn cũng như điều kiện sức khoẻ của từng đối tượng.
✧ Bước 3: Thực hiện cấy ghép trụ implant trong phòng phẫu thuật vô trùng.
-Đầu tiên, bác sĩ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó gây tê hoặc gây mê tùy thuộc vào thể trạng mỗi người, rồi tiến hành bóc tách nướu, khoan lỗ trên xương hàm và đặt trụ răng vào. Trường hợp, khách hàng bị tiêu xương hàm, tụt xoang, teo nướu…bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp ghép xương, ghép nướu, nâng xoang…trước khi cắm trụ răng.
-Thông thường, để đảm bảo tuổi thọ và độ bền cho răng thì sau khi cố định trụ răng lên khung hàm xong, bạn cần chờ một khoảng thời gian để trụ implant ổn định rồi mới bọc mão sứ. Lúc này, để đảm bảo thẩm mỹ và khả năng ăn nhai bác sĩ sẽ gắn răng tạm cho khách hàng.
✧ Bước 4: Lấy dấu mẫu hàm và thiết kế răng sứ.
-Bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu hàm bằng kỹ thuật Scan 3D tự động để có thông số chính xác về tỉ lệ và kích thước khuôn hàm, vị trí các răng, nhằm hỗ trợ tốt cho quá trình làm mão răng sứ.
-Các kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẽ tiến hành thiết kế và chế tạo răng sứ bằng công nghệ CAD/CAM 3D tự động dựa trên những số liệu từ trước. Đảm bảo răng sứ vừa khít với trụ răng, tránh tình trạng lệch khớp cắn hay răng lỏng, hở sau khi phục hình.
✧ Bước 5: Gắn mão sứ lên trụ implant và hẹn lịch tái khám.
-Cuối cùng bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám cho bệnh nhân để kiểm tra tình trạng phục hồi răng và hướng dẫn cách chăm sóc, giữ gìn, vệ sinh răng miệng đúng cách.
-Khi trụ răng đã tích hợp tốt với xương hàm và nướu, thì bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên trụ implant và cố định một cách chắc chắn, hoàn tất quá trình phục hình răng.